1. Dạy thêm có bắt buộc phải đăng ký kinh doanh?
Từ ngày 14/2, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Theo đó, những giáo viên trường công lập dạy thêm tại nhà không có giấy phép kinh doanh được xem là trái quy định.
Cụ thể, theo Điều 6 của Thông tư; tổ chức, cá nhân dạy học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư lưu ý; Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Thông tư còn cấm hoàn toàn hoạt động dạy thêm đối với học sinh cấp tiểu học, trừ một số trường hợp đặc biệt (bồi dưỡng thể thao, kỹ năng sống, ...)
Như vậy, đã là giáo viên trường công lập, dù biên chế hay hợp đồng, đều không được đăng ký kinh doanh dạy thêm lẫn thành lập trung tâm dạy thêm. Họ chỉ có thể đi dạy thêm dưới hình thức làm thuê cho các cơ sở dạy thêm hợp pháp hoặc để người thân, bạn bè thay mặt đứng tên, quản lý các hoạt động kinh doanh.
2. Đăng ký kinh doanh nên theo hình thức nào?
Về việc đăng ký kinh doanh, có thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc các loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
1. Hộ kinh doanh - Giải pháp với quy mô nhỏ, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí
Ưu điểm:
- Thủ tục đăng ký nhanh gọn;
- Nghĩa vụ thuế ít và đơn giản hơn, không cần kế toán;
- Thủ tục giải thể đơn giản, nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, gặp hạn chế khi có nhu cầu mở rộng quy mô;
- Không có tư cách pháp nhân, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh;
- Hạn chế trong việc kết nối, hợp tác với các đối tác.
=> Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, ít nhân sự; muốn tiết kiệm chi phí và tối giản hoá thủ tục pháp lý
2. Doanh nghiệp - Giải pháp chuyên nghiệp, quy mô lớn
Ưu điểm:
- Tăng độ uy tín, thương hiệu chuyên nghiệp;
- Khả năng huy động vốn linh hoạt và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi;
- Có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Nhược điểm:
- Thủ tục thành lập phức tạp hơn;
- Chi phí vận hành cao hơn;
- Chế độ thuế phức tạp, cần phải có kế toán.
=> Phù hợp với mô hình kinh doanh lớn, chuyên nghiệp, tuyển dụng và quản lý nhiều giáo viên
3. Lựa chọn nào là tối ưu nhất?
Nếu bạn dạy thêm nhỏ lẻ, cần sự linh hoạt, hộ kinh doanh là lựa chọn tiết kiệm, đơn giản.
Nếu bạn muốn phát triển lâu dài, xây dựng trung tâm chuyên nghiệp, thành lập doanh nghiệp sẽ giúp bạn mở rộng và hợp tác dễ dàng hơn.
Trên đây là thông tin về việc dạy thêm có bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và lựa chọn mô hình phù hợp nhất!